Quy định về nhãn mác hàng hóa nhập khẩu

nhãn mác hàng hóa nhập khẩu

Nhãn mác hàng hóa nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nguồn gốc và chất lượng sản phẩm. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc ghi nhãn không chỉ giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết thông tin về hàng hóa mà còn bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong việc tránh các rủi ro pháp lý. Đoạn bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về quy định, nội dung bắt buộc của nhãn hàng hóa nhập khẩu, và tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy định này trong thị trường hiện nay.

Một số khái niệm liên quan đến “nhãn mác hàng hóa nhập khẩu”.

(Quy định tại Điều 3 “Giải thích từ ngữ” nghị định số 43/2017/NĐ-CP) Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa.

Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.

Nhãn gốc của hàng hóa là nhãn thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa.

Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu.

Bao bì thương phẩm của hàng hóa là bao bì chứa đựng hàng hóa và lưu thông cùng với hàng hóa; bao bì thương phẩm của hàng hóa gồm hai loại: Bao bì trực tiếp và bao bì ngoài:

a) Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hàng hóa, tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hàng hóa.

b) Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hàng hóa có bao bì trực tiếp.

Tầm quan trọng của việc dán nhãn mác hàng hóa nhập khẩu.

Dán nhãn mác hàng hóa nhập khẩu không chỉ là yêu cầu bắt buộc theo quy định của pháp luật mà còn mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Việc tuân thủ các quy định về nhãn hàng giúp:

Đảm bảo tính minh bạch và tăng uy tín cho doanh nghiệp.

Người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết và truy xuất thông tin sản phẩm, từ đó có quyết định mua hàng đúng đắn. Các sản phẩm có nhãn mác rõ ràng, đúng quy định giúp doanh nghiệp tạo niềm tin với khách hàng, đồng thời nâng cao hình ảnh thương hiệu.

nhãn mác hàng hóa nhập khẩu

Tránh các rủi ro pháp lý.

Sản phẩm không có nhãn hoặc ghi nhãn không đúng có thể bị cơ quan chức năng xử phạt, thậm chí bị thu hồi khỏi thị trường.

Điều 22. Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu (Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ Quy định Xử phạt Vi phạm Hành chính trong Lĩnh vực Hải quan.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu hàng hóa có nhãn gốc nhưng không đọc được các nội dung trên nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa mà cá nhân, tổ chức nhập khẩu hàng hóa không khắc phục được.

Nhập khẩu hàng hóa có nhãn hàng hóa ghi sai các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu (trừ trường hợp hàng giả, hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam) thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng.

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.

d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.

g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

h) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

Nhập khẩu hàng hóa theo quy định phải có nhãn gốc mà không có nhãn gốc hàng hóa thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá đến dưới 5.000.000 đồng.

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.

g) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với tang vật vi phạm hành chính quy định tại Điều này trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt.

b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn mác hàng hóa nhập khẩu.

Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam.

Cụ thể tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 111/2021/NĐ-CP), nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt:

– Tên hàng hóa.

– Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa.

– Xuất xứ hàng hóa.

Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 43/2017/NĐ-CP.

– Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP và quy định pháp luật liên quan.

Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định tại điểm này.

Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

nhãn mác hàng hóa nhập khẩu

Nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.

Nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan:

– Tên hàng hóa.

– Xuất xứ hàng hóa.

Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 43/2017/NĐ-CP.

– Tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài.

+ Trường hợp trên nhãn gốc hàng hóa chưa thể hiện tên đầy đủ và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài thì các nội dung này phải thể hiện đầy đủ trong tài liệu kèm theo hàng hóa.

+ Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc tiếng nước ngoài theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu giữ, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt theo quy định tại mục 2.1 trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam.

nhãn mác hàng hóa nhập khẩu

Nhãn mác hàng hóa được đặt vị trí ở đâu?

Cụ thể tại Điều 4 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về vị trí nhãn hàng hóa như sau:

– Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.

– Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.

Kết luận

Nhãn hàng hóa nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quy trình làm thủ tục nhập khẩu. Nó không chỉ giúp các cơ quan chức năng dễ dàng kiểm tra và xác minh nguồn gốc sản phẩm mà còn đảm bảo rằng hàng hóa tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn và chất lượng. Đối với các doanh nghiệp, việc ghi nhãn chính xác sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bị phạt hoặc thu giữ hàng hóa, đồng thời tạo niềm tin cho người tiêu dùng về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp cần chú ý quản lý nhãn hàng hóa một cách bài bản để đảm bảo quá trình nhập khẩu diễn ra thuận lợi và hiệu quả nhất.

VẬN CHUYỂN TRUNG – VIỆT: KHÔNG THỂ KHÔNG CHỌN ICT BỞI…⚡ Tư vấn miễn phí toàn bộ thủ tục và chính sách nhập khẩu: Đội ngũ chuyên gia XNK giàu kinh nghiệm của ICT luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc về quy trình nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam. Chúng tôi giúp khách hàng nắm rõ từng bước thủ tục, cập nhật chính sách mới nhất, giúp bạn giảm thiểu rủi ro và xử lý các vấn đề phức tạp một cách dễ dàng.

⚡ Bồi thường 100% giá trị hàng hóa, không cần mua bảo hiểm: Không cần mua bảo hiểm hàng hóa nhưng ICT cam kết bồi thường 100% giá trị nếu có bất kỳ sự cố nào như hỏng hóc, móp méo, hoặc thất lạc trong quá trình vận chuyển. Hàng hóa của bạn luôn được chăm sóc kỹ lưỡng và đảm bảo nguyên đai nguyên kiện khi đến nơi.

⚡ Quy trình chuyên nghiệp, tiết kiệm chi phí: Chúng tôi không chỉ đảm bảo vận chuyển nhanh chóng mà còn tối ưu hóa chi phí. ICT báo giá trọn gói, không phí phát sinh, và lộ trình vận chuyển được tối ưu để hàng về đúng hẹn với chi phí hợp lý nhất. Đó là lý do tại sao khách hàng luôn hài lòng với chất lượng dịch vụ của ICT.

💡 Bạn còn lo lắng điều gì khi nhập hàng? Hãy để lại số điện thoại ngay dưới đây để được ICT tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất!

Đăng ký tư vấn tại đây

4 những suy nghĩ trên “Quy định về nhãn mác hàng hóa nhập khẩu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HotlineZalo